Bên cạnh đó, Vibot-1a còn có thể trở thành một công cụ giao tiếp, thăm khám bệnh từ xa giữa bác sĩ, người thân với người bệnh thông qua hệ thống cảm biến âm thanh, hình ảnh và một trung tâm giám sát, điều khiển từ xa.
Mỗi robot Vibot-1a có thể thay thế được 3-5 nhân viên y tế, từ đó giúp họ tránh được khả năng phơi nhiễm khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Chia sẻ mới đây với báo giới, nhóm tác giả của đề tài này cho biết, hiện Vibot-1a đã được lắp đặt, chạy thử nghiệm tại môi trường thực tế và nhận được phản hồi tốt tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Hà Nội (nơi được quy hoạch để cách ly, điều trị các bệnh nhân Covid-19 khi dịch bùng phát).
Trong quá trình thiết kế, chế tạo Vibot, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã phối hợp với các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm trong và ngoài quân đội như Công ty Điện tử Sao Mai, Nhà máy Z125, Công ty cổ phần Antbot Việt Nam để cùng hoàn thiện quy trình.
Do vậy, theo các nhà nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Quân sự, đơn vị này đang lên phương án chuẩn bị, sẵn sàng đầy đủ các điều kiện cho việc sản xuất các robot với số lượng lớn, đáp ứng kịp thời cho các bệnh viện, khu vực cách ly khi có yêu cầu.
![]() |
Tính năng của Vibot-1a là vận chuyển bệnh phẩm, thức ăn, vật tư y tế. Vibot-1a cũng có khả năng hỗ trợ giao tiếp, thăm khám qua video giữa bác sĩ và người bệnh. |
Sau khi hoàn thành phiên bản Vibot-1a, đơn vị phát triển đang tiếp tục nâng cấp và cải tiến các tính năng để robot có thể hoạt động hoàn toàn tự động và thông minh hơn. Nhóm nghiên cứu hướng tới mục tiêu chế tạo được Vibot có tính năng hiện đại như robot TUG của hãng Aethon của Mỹ.
Với triết lý một nền tảng, nhiều mục đích, Vibot còn có thể được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống, phục vụ tại các tòa nhà, kho hàng tự động hoặc các phân xưởng sản xuất và các môi trường đặc biệt khác để hỗ trợ vận chuyển theo yêu cầu.
Vũ Thị Lụa
" alt=""/>Việt Nam lên phương án sản xuất robot chống Covid![]() |
Máy quét thân nhiệt có hiệu quả như thế nào trong việc phát hiện người bị nhiễm virus corona mới (2019-nCoV) ?
![]() |
Virus corona mới có thể tồn tại ở vùng khí hậu nóng ẩm không?
![]() |
Ăn tỏi có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus corona mới không?
![]() |
Nếu uống nhiều nước giúp giảm đau họng, vậy uống nhiều nước có giúp khỏi bị nhiễm 2019-nCoV không?
![]() |
Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus corona mới không?
![]() |
Nước súc miệng có thể bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm virus corona mới?
![]() |
Vắc xin phòng bệnh viêm phổi có thể bảo vệ bạn khỏi virus nCoV không?
![]() |
Nhận thư hoặc bưu kiện từ Trung Quốc có an toàn không?
![]() |
Có thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị virus corona mới không?
![]() |
Kháng sinh có thể phòng và điều trị virus corona mới không?
![]() |
Khói và khí từ pháo hoa và pháo có thể phòng virus corona mới?
![]() |
Uống rượu, bia có bảo vệ khỏi bị nhiễm virus corona mới không?
![]() |
Động vật nuôi có thể lây truyền virus corona mới 2019-nCoV không?
![]() |
Nguyễn Liên (theo WHO)
- “Aerosol” dịch đúng trong trường hợp này là “khí dung” - một trong các thủ thuật điều trị của ngành y tế. Virus corona mới có thể lây qua thủ thuât này chứ không lây lan trong không khí thông thường.
" alt=""/>WHO trả lời 14 thắc mắc giúp bạn phòng lây nhiễm virus coronaWHO nhấn mạnh, ngoài sử dụng khẩu trang cần kết hợp với rửa tay bằng xà phòng và nhiều biện pháp chống nhiễm khuẩn khác để chống dịch viêm phổi cấp do virus corona mới
“Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng khẩu trang đơn thuần sẽ không đủ để đảm bảo hiệu quả bảo vệ, thay vào đó cần kết hợp với nhiều biện pháp dự phòng khác”, WHO nhấn mạnh.
Cụ thể, ngoài đeo khẩu trang, người dân cần kết hợp rửa tay thường xuyên với xà phòng cũng như thực hiện nhiều biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn khác để ngăn chặn virus lây từ người sang người.
Cũng theo WHO, việc đeo khẩu trang khi không được chỉ định có thể gây lãng phí không cần thiết, tạo ra gánh nặng mua sắm và nguy hiểm hơn tạo ra cảm giác yên tâm “ảo” khiến người dân bỏ bê những biện pháp phòng ngừa khác.
Ngoài ra, việc sử dụng khẩu trang không đúng cách sẽ không có tác dụng bảo vệ (đeo vào tháo ra nhiều lần, chạm tay vào mặt trước để tháo khẩu trang…).
Với từng nhóm đối tượng, WHO đưa ra khuyến cáo cụ thể để phòng ngừa virus corona mới.
Những người không có các triệu chứng hô hấp
- Hạn chế đến nơi đông đúc.
- Duy trì khoảng cách ít nhất 1 m khi tiếp xúc với những người có các triệu chứng ho, hắt xì.
- Thực hiện rửa tay thường xuyên với xà phòng nếu tay dính bẩn, nếu không dính dịch tiết, gỉ cơ thể, có thể rửa tay khô bằng cồn.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy và thực hiện vệ sinh tay.
- Hạn chế chạm tay vào miệng, mũi.
- Không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học về lợi ích bảo vệ với những người không bị bệnh. Tuy nhiên, tùy theo thói quen hoặc văn hoá, việc đeo khẩu trang cần được thực hiện đúng cách, khi vứt bỏ nên cầm 2 dây tháo ra, sau đó vệ sinh tay sạch sẽ.
Với những người có triệu chứng hô hấp: WHO khuyến cáo cần đeo khẩu trang y tế và lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám khi có các triệu chứng sốt, ho, khó thở.
Với những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh nhưng vì điều kiện đặc biệt không thể điều trị tại bệnh viện, ngoài việc áp dụng đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, WHO khuyến cáo cần giữ khoảng cách với những người tiếp xúc ít nhất 1 m; nên có dụng cụ chứa dịch tiết, rác cá nhân riêng biệt; cải thiện luồng không khí trong nhà bằng cách mở cửa sổ tối đa.
Các biện pháp bên trên cũng được áp dụng với người thân của những người mắc bệnh.
Thúy Hạnh
" alt=""/>WHO ra khuyến cáo mới về đeo khẩu trang chống virus corona